{SLIDE}

Lồng ruột

Thứ năm, 17/01/2019 - 02:04 PM
Lồng ruột

1Lồng ruột là gì?

Lồng ruột là một rối loạn xảy ra ở đường ruột khi một phần của ruột (ruột non hoặc đại tràng) chui vào một phần khác của ruột. Điều này làm cản trở sự lưu thông của thức ăn, chất lỏng trong đường tiêu hóa, và làm tắc nghẽn nguồn máu cung cấp cho phần ruột liên quan.

Ở trẻ em nguyên nhân thường gặp làm tắc nghẽn đường ruột là lồng ruột. Và phần lớn các trường hợp lồng ruột ở trẻ em là không rõ nguyên nhân.

Trong trường hợp bệnh nhân bị lồng ruột không được điều trị kịp thời, có thể bị tắc ruột, ứ đọng thức ăn gây nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu, hoại tử ruột.

2Triệu chứng lồng ruột

- Đau bụng từng cơn.

- Quấy khóc từng cơn, dữ dội.

- Nôn ói.

- Nếu tiếp tục diễn tiến mà không phát hiện: tiêu phân lẫn máu, sốt, li bì, tụt huyết áp,…

3Nguyên nhân bệnh lồng ruột

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở trẻ em

Phần lớn các ca lồng ruột ở trẻ em là không rõ nguyên nhân. Một vài yếu tố được xem là nguyên nhân gây bệnh như:

- Do nhiễm virút.

- Do khối u trong ruột lớn dần

- Ở một số trẻ bị béo phì, cấu tạo ruột trẻ có thể không bình thường của ruột trẻ làm cho ruột bị xoắn lại.

Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở người lớn

Các nguyên nhân lồng ruột thường gặp ở người lớn bao gồm:

- Sự tăng trưởng của khối u lành tính hoặc ác tính.

- Sẹo do dính ruột.

- Phẫu thuật vết sẹo trong ruột non hoặc ruột già.

- Rối loạn nhu động ruột, hội chứng ruột kích thích và bệnh Hirschsprung.

- Tiêu chảy mạn tính.

4Điều trị lồng ruột

Ở một số trẻ lồng ruột có thể không cần điều trị mà tự khỏi, đỏ là các trường hợp lồng ruột tạm thời.

Các trường hợp khác tiến hành bơm hơi tháo lồng (nếu đến sớm) hoặc điều trị bằng phẫu thuật (nếu đến muộn).

Chăm sóc ban đầu

Ổn định tình trạng sức khỏe cho trẻ, bao gồm các biện pháp:

- Truyền dịch đường tĩnh mạch.

- Đặt một ống thông qua mũi của trẻ vào trong dạ dày để giúp ruột giải nén.

- Điều chỉnh các lồng ruột.

Xử lý vấn đề

- Bơm hơi tháo lồng: nếu thành công thường không cần điều trị tiếp và không để lại vấn đề về lâu dài.

5Phòng ngừa bệnh lồng ruột

- Bố mẹ không nên để bé vừa ăn vừa đùa, đặc biệt là cười to, khóc to, chạy nhảy.

- Khi cho bé ăn dặm, lúc đổi sữa theo độ tuổi của bé, các bà mẹ nên cho con ăn với liều lượng tăng dần.

- Nếu thấy bé có hiện tượng bất thường như đau bụng, gồng, ưỡn người lên khóc ngằn ngặt, mặt tái thì phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để các bác sỹ chẩn đoán và xử trí kịp thời.

"Lồng ruột là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em, bệnh diễn tiến nhanh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cấp cứu kịp thời."

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tiêu hóa, gan mật, tụy liên quan

NHÀ THUỐC TRUNG SƠN
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuoctrungson.vn
Tel: 0937581984

© Bản quyền thuộc về nhathuoctrungson.vn

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuoctrungson.vn  không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0937581984

Back to top